BlogEcommerce dễ hiểuTối ưu chuyển đổiTối ưu websiteTools & TipsDrop-off points trong chuyển đổi trên website là gì?

Drop-off points trong chuyển đổi trên website là gì?

Drop-off points (tạm dịch là điểm “rớt chuyển đổi”) là những giai đoạn trong quy trình chuyển đổi trên website mà khách truy cập bỏ dở hành trình và không thực hiện hành động mong muốn, như mua hàng, đăng ký hoặc tải tài liệu.
Dịch ra là “điểm rớt.. hàm răng” cũng được, do không xử lý được thì cuối tháng Sếp tát cho không trượt phát nào 
Drop-off points có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quy trình chuyển đổi, từ lúc khách truy cập vào trang web đến khi họ hoàn tất hành động. Việc xác định và giải quyết các drop-off points là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) và nâng cao hiệu quả của website.

VÀI VÍ DỤ VỀ ĐIỂM RỚT PHỔ BIẾN:

  • Trang thanh toán: Khách truy cập có thể rớt khỏi trang thanh toán do gặp phải các vấn đề như lỗi thanh toán, chi phí vận chuyển quá cao hoặc quy trình thanh toán rườm rà.
  • Trang đăng ký: Khách truy cập có thể rớt khỏi trang đăng ký do lo ngại về quyền riêng tư, yêu cầu quá nhiều thông tin hoặc quy trình đăng ký phức tạp.
  • Trang sản phẩm: Khách truy cập có thể rớt khỏi trang sản phẩm do thiếu thông tin sản phẩm, hình ảnh sản phẩm chất lượng thấp hoặc không có đánh giá của khách hàng.

CÁCH XÁC ĐỊNH ĐIỂM RỚT TRÊN WEBSITE

Có một số cách để xác định điểm rớt trên website, bao gồm:
  • Phân tích dữ liệu website: Sử dụng các công cụ phân tích web như Google Analytics hoặc CDP để theo dõi hành vi của khách truy cập và xác định các trang có tỷ lệ thoát trang cao hoặc tỷ lệ chuyển đổi thấp.
  • Kiểm tra A/B: Thử nghiệm các phiên bản khác nhau của các trang web để xem phiên bản nào dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
  • Khảo sát khách truy cập: Hỏi khách truy cập về lý do họ rớt khỏi website.

CÁCH KHẮC PHỤC ĐIỂM RỚT (CÁI NÀY HAY NÈ)

À.. chỗ này tìm tài liệu toàn nói chung chung như trên nên khó hình dung. Hỏi con AI cũng thế nên tui biên luôn đoạn này hơi dài.
-> vẽ ra cái hình đơn giản bên dưới để mọi người dễ hình dung hơn (hy vọng thế  )
Đại loại như, mỗi chặng sẽ có một loại CR khác nhau. Mình tìm cách “vớt” nó lên cho đỡ “rớt” bằng cách kịch bản như:

1. Vô xem (danh sách) sản phẩm

– tạm gọi là CR1, thì có các kịch bản “vớt có thể là:
  • Acquisition/Sign-up Optimisation: tối ưu thu hút, đăng ký.
  • Activate Offers – Onboarding: tặng voucher người mới.
  • Activate Offers – Product Recommendation: tặng voucher theo đúng sản phẩm họ cần.
  • Browser Exit Intent: kịch bản “anh ơi.. anh ở lại..” như bữa có kể, xem bài popup hôm trước nha.
  • Traffic Personalization: kịch bản lọc utm_source để hiển thị đúng cái ưu đãi (popup) mà họ cần.

Kịch bản tặng voucher người mới.

2. Xem chi tiết sản phẩm, thêm vào giỏ

– Tạm gọi là CR 2 đi, các kịch bản “vớt” có thể gồm:
  • Product Recommendation: gợi ý sản phẩm phù hợp, tự động.
  • Upsell/Cross-sell Recommendations: bán thêm, bán chéo mà gợi ý đúng – nói chung làm sao tăng giá trị đơn lên.
  • Social Proof – FoMO Notification: kịch bản phông bạt, làm cho mình đáng tin hơn, người ta thì bị FOMO hơn 
  • Browser Abandonment: kịch bản tắt trình duyệt, bỏ quên giỏ quay lại thì thủ thỉ, nhắc nhở điều gì
  • Exclusive Category Offer: kịch bản tặng voucher độc quyền theo từng nhóm sản phẩm, phù hợp với khách chứ không phải ai cũng tặng.

Gợi ý sản phẩm phù hợp, tự động

3. Vô tới giỏ hàng, trang thanh toán

– Tạm gọi là CR 3 nhé, các kịch bản “vớt” có thể gồm:
  • Available Coupon: kịch bản “ê.. tao có coupon ngon nè”, nó cũng sắp hết hạn luôn gòi, xài lẹ.
  • Payment Exit Intent: kịch bản ngăn thoát trang gần như cái “anh ơi.. anh ở lại với em..”, quăng offer xịn nhất ra, cho 10p nữa hết hạn hù dọa xem sao, hoặc năn nỉ ỉ ôi. Vớt được nhiêu vớt, anh muốn làm gì em cũng được, anh chốt đơn là được anh ơi (hơi nhục tí, nhưng mà kiểu vậy.. )
  • Cart/Checkout Abandonment: kịch bản vớt giỏ hàng, thanh toán sắp tới đít rồi mà bỏ quên, thường là nhắc sau 1h, 24h, 48h cho khách chưa thanh toán (nhớ là khách thanh toán rồi đừng gửi thông báo nhắc nha, khách ghét chửi cho).
Bao nhiêu đây cũng làm thí mụ nội rồi, kết bài nha anh chị em ơi :v
Hy vọng bài viết này giá trị với anh chị em đang muốn tối ưu website của mình 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận
tin mỗi tuần từ Cường