BlogEcommerce dễ hiểu7 công cụ ecommerce cần thiết

7 công cụ ecommerce cần thiết

Thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh, với doanh số bán hàng ngày càng tăng mỗi năm. Song song với sự phát triển là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để có thế tồn tại và tăng trưởng thì đòi hỏi bạn cần phải có các công cụ hỗ trợ.

Các công cụ thương mại điện tử sẽ giúp cho bạn có thể quản lý được tốt hơn cũng như bớt đi các gánh nặng về nhân lực cho những công việc thủ công. Để có thể tập trung vào việc sáng tạo những cái mới, đem lại những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng của mình.

7 công cụ ecommerce cần thiết

1. Hệ thống quản lý nguồn lực (ERP)

ERP là công cụ giúp bạn quản lý dữ liệu kinh doanh hàng ngày như: bán hàng, kiểm tra hàng tồn kho, xử lý tài chính và quan tâm khách hàng.

Tại sao lại cần ERP?

  • Dữ liệu kinh doanh tập trung: ERP cho bạn theo dõi tất cả dữ liệu kinh doanh ở một nơi. Bạn không phải chuyển qua lại nhiều ứng dụng để xem hàng tồn kho hay tài chính.
  • Thông tin mới nhất: ERP cập nhật dữ liệu liên tục. Nếu một sản phẩm gần hết hàng hay một khách hàng mua nhiều, bạn sẽ biết ngay.
  • Quy trình làm việc tự động: ERP có thể tự động hóa những việc lặp đi lặp lại. Dù là lập hóa đơn, tính lương hay xử lý đơn hàng, ERP sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để bạn làm những việc quan trọng hơn như lên kế hoạch và phát triển.

2. Hệ thống quản lý thông tin sản phẩm (PIM)

PIM là công cụ giúp bạn quản lý, tối ưu hóa và phân phối thông tin sản phẩm và phương tiện mà bạn cần để bán hàng.

Tại sao lại cần PIM?

  • Làm việc nhóm dễ hơn: PIM cho phép bạn làm việc nhóm dễ dàng hơn. Tất cả thông tin của bạn được lưu trữ ở một nơi và cập nhật, nên bạn không sợ ai lấy nhầm.
  • Tiết kiệm thời gian: PIM giúp bạn cập nhật thông tin sản phẩm và phương tiện nhanh hơn trên các kênh. PIM còn có thể cho bạn chỉnh sửa hàng loạt.
  • Đồng bộ các kênh: PIM giúp bạn cập nhật thông tin sản phẩm mới nhất trên các kênh, tránh sự sai lệch.

3. Hệ thống quản lý nội dung (CMS)

CMS là công cụ giúp bạn quản lý và đăng nội dung cho website.

Tại sao lại cần CMS?

  • Bán hàng 24/7: Cửa hàng trực tuyến của bạn không bao giờ đóng cửa. Khách hàng có thể mua sản phẩm của bạn bất cứ khi nào họ thích.
  • Xây dựng thương hiệu: Các sàn TMĐT (như Shopee, Lazada,…) có thể giúp bạn bán hàng nhiều hơn. Nhưng website là của riêng bạn, bạn có thể thiết kế nó theo cá tính thương hiệu của riêng mình và kiểm soát cách tương tác với khách hàng trực tuyến.
  • Hỗ trợ tiếp thị: Nhiều CMS thương mại điện tử có các tính năng SEO, kết nối mạng xã hội và cả tiếp thị qua email.

4. Hệ thống quản lý nguồn cấp dữ liệu (FMS)

FMS là công cụ giúp bạn quản lý và chia sẻ thông tin sản phẩm để bán hàng trên các kênh.

Tại sao lại cần FMS?

Chia sẻ thông tin nhiều kênh: FMS giúp bạn đồng bộ danh sách sản phẩm trên các kênh mà bạn đang bán hàng.

Tự động hóa theo quy tắc: FMS cho bạn đặt quy tắc để cập nhật danh sách sản phẩm. Bao gồm điều chỉnh giá tự động, thông báo hết hàng hay cập nhật khuyến mãi theo mùa phù hợp với nhu cầu của bạn.

Mẫu tùy chỉnh: FMS có mẫu tùy chỉnh theo yêu cầu của từng kênh bán hàng. Bạn sẽ dễ dàng hơn khi tạo hoặc cập nhật danh sách sản phẩm.

5. Xử lý thanh toán

Xử lý thanh toán là công cụ giúp bạn nhận tiền bằng thẻ tín dụng trên trang web. Bạn nên tìm công cụ giúp khách hàng thanh toán an toàn và dễ dàng để họ mua sắm vui vẻ.

Tạo sao lại cần Xử lý thanh toán?

  • Thanh toán nhanh chóng: Xử lý thanh toán mượt mà sẽ giúp khách hàng mua sản phẩm họ thích dễ hơn, giảm tình trạng bỏ rơi giỏ hàng.
  • Bảo mật: để có thể bảo vệ dữ liệu của khách hàng và tránh cho bạn rắc rối.
  • Nhiều cách thanh toán và tiền tệ: Bạn sẽ có nhiều khách hàng từ nhiều nơi trên thế giới.

6. Quản lý đơn hàng và vận chuyển

Công cụ quản lý Đơn hàng và Vận chuyển giúp bạn quản lý và vận chuyển các đơn hàng mà khách hàng đặt một cách nhanh chóng và chính xác.

Tại sao bạn cần Quản lý đơn hàng & vận chuyển?

Tự động: Quản lý đơn hàng thủ công rất mất thời gian. Công cụ quản lý đơn hàng và vận chuyển giúp việc này dễ dàng hơn.

Chính xác: Hàng tồn kho của sẽ được cập nhật liên tục theo thời gian thực, bạn không phải khắc phục đơn hàng hết hàng nữa.

Tiết kiệm chi phí: Phần mềm này giúp bạn so sánh giá và cách vận chuyển để bạn chọn cách rẻ và nhanh nhất. Bạn cũng làm khách hàng vui khi sản phẩm của họ đến đúng hẹn.

7. Phân tích

Phần mềm phân tích giúp bạn xem, phân tích và hiểu số liệu thương mại điện tử để đánh giá thành công của mình.

Tại sao lại cần Phân tích?

  • Hiểu khách hàng: Phần mềm phân tích giúp bạn biết khách hàng của mình hơn. Bạn có thể xem họ thích gì và làm gì để bạn bán hàng và tiếp thị tốt hơn.
  • Theo dõi ROI: Analytics giúp bạn xem ROI của mình, để bạn có thể tập trung vào các chiến lược mang lại doanh số, không phí thời gian.
  • Thông tin về hàng tồn kho: Phần mềm này giúp bạn biết khách hàng thích sản phẩm nào và sản phẩm nào bạn nên ngừng bán. Nó giúp bạn biết mùa nào bán được nhiều và khi nào cần dự trữ thêm hàng.

Tóm lại

Để có thể mở rộng kinh doanh và tăng trưởng hơn thì bạn cần có những công cụ để hỗ trợ. Danh sách trên sẽ chỉ cho bạn những gì bạn cần để thành công. Bạn nên dùng thử hoặc xem demo miễn phí các công cụ này trước khi quyết định. Bạn cũng cần chắc chắn rằng phần mềm đáp ứng được nhu cầu công việc của bạn. Bạn nên xem các công cụ có hạn chế gì để không ảnh hưởng đến kinh doanh của bạn. Chúc bạn sẽ thành công và ngày càng phát triển!

Theo dõi các kênh “Cường Hóa Website” trên các nền tảng khác:
tiktok.com/@cuonghoawebsite
fb.com/groups/cuonghoawebsite
youtube.com/@cuonghoawebsite

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận
tin mỗi tuần từ Cường