BlogEcommerce dễ hiểuChecklist: 36 việc cần lưu ý để có website bán hàng tốt

Checklist: 36 việc cần lưu ý để có website bán hàng tốt

Thương mại điện tử thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế bán lẻ trên toàn Thế giới. Các thương hiệu thương mại điện tử lớn như Amazon, Walmart,… hiểu tầm quan trọng của việc thiết kế website từ đó có các phương pháp thiết kế để có thể mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Và để thương hiệu của bạn mang lại trải nghiệm tương tự cho khách hàng thông qua nền tảng Thương mại điện tử, bạn cần đảm bảo trang web của mình đáp ứng các yêu cầu nhất định.

Sau đây là 36 điểm cần kiểm tra để giúp bạn có thể có một website TMĐT chất lượng:

Danh sách kiểm tra trên tất cả các trang:

1. Tương thích với mọi thiết bị

Hãy đảm bảo trang web của bạn có thể hiển thị trên các thiết bị có thể kết nối internet nhiều nhất có thể.

Số liệu cho thấy 2% người dùng điện thoại thông minh đã mua hàng qua điện thoại thông minh của họ.

coredna

2. Giỏ hàng

Giỏ hàng phải được hiển thị rõ ràng ở góc trên cùng bên phải của mỗi trang.

Nếu khách hàng của bạn đã thêm mặt hàng vào giỏ, nó sẽ hiển thị có bao nhiêu mặt hàng trong giỏ.

Giỏ hàng ở giao diện EGA Cosmetic của EGANY

3. Nút thanh toán

Nút thanh toán thường được tìm thấy bên cạnh biểu tượng giỏ hàng.

4. Thanh tìm kiếm

Trên các trang web bán hàng trực tuyến, bạn sẽ thấy một ô để nhập từ khóa tìm kiếm ở phía trên. Chức năng tìm kiếm cho phép người dùng tìm thấy sản phẩm trong danh mục của bạn.

Nếu nó có thể đưa ra những gợi ý khi bạn đang gõ từ khóa thì càng tuyệt!

Gợi ý kết quả tìm kiếm khi đang nhập liệu trên EGA Techstote

5. Menu điều hướng

Menu điều hướng rõ ràng sẽ giúp người dùng dễ dàng xác định các loại danh mục sản phẩm khác nhau, khách hàng biết được bạn bán những sản phẩm gì.

Bạn nên chia sản phẩm của mình thành các nhóm có tên phổ biến.

Ví dụ: nếu bạn bán quần áo, bạn có thể chia thành “Nam”, “Nữ” và “Trẻ em”

6. Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ nên có ở tất cả các trang để giúp khách hàng yên tâm hơn, họ có thể liên hệ với bạn nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

7. Chính sách và Chứng thực

Để người mua có thể an tâm hơn hãy đảm bảo mọi trang đều có liên kết đến các trang:

  • Chính sách bảo mật
  • Thông tin giao hàng
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chứng thực, đánh giá của khách hàng.

Bạn có thể để những liên kết trên ở phần chân trang của website để người dùng dễ dàng tìm thấy và cũng trông gọn gàng hơn.

8. Logo đối tác

Nếu bạn bán sản phẩm của những thương hiệu lớn, hãy thêm logo của họ bất cứ khi nào có thể.

Việc có logo của các thương hiệu lớn giúp khách hàng dễ dàng nhận biết loại sản phẩm bạn bán. Ngoài ra, nó còn tăng thêm tính xác thực và uy tín cho thương hiệu của bạn khi được liên kết với các công ty lớn trong ngành.

Danh sách kiểm tra trên Trang chủ

Trang chủ của bạn thường là trang đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy. Nhiều thương hiệu Thương mại điện tử thành công coi trang chủ của họ là bước đầu tiên trong hành trình của khách hàng. Hãy biến nó thành nơi hấp dẫn và thu hút khách hàng với những điểm sau:

9. CTA nổi bật

Nếu bạn có chương trình giảm giá hoặc khuyến mãi đặc biệt, hãy nói rõ điều đó trên trang chủ kèm theo nút CTA để khuyến khích họ hành động ngay và đưa họ đến trang danh sách tất cả các sản phẩm được giảm giá.

10. Hình ảnh tạo cảm xúc

Khi bán hàng online, ảnh sản phẩm là thứ quan trọng nhất. Sử dụng hình ảnh minh họa sản phẩm với bối cảnh cụ thể giúp khách hàng thấy sản phẩm của bạn được dùng như thế nào và tạo được cảm hứng cho họ.

11. Gợi ý sản phẩm

Bạn nên gợi ý cho khách hàng những sản phẩm hấp dẫn khác ngoài những sản phẩm đang giảm giá. Hoặc có thể chọn những sản phẩm bán chạy, nổi bật hoặc phù hợp với sở thích của khách hàng.

Bạn có thể lựa chọn sản phẩm theo ý bạn hoặc theo một tiêu chí nào đó (ví dụ: “sản phẩm theo mùa…”)

12. Kêu gọi hành động bằng hình ảnh

Khách hàng có thể tiếp thu thông tin tốt hơn nếu nó được trình bày trực quan. Bằng cách sử dụng hình ảnh của sản phẩm hoặc hình ảnh khách hàng đang thưởng thức sản phẩm để kêu gọi hành động.

Danh sách kiểm tra trên Trang danh mục sản phẩm

Khách hàng thường truy cập trang danh sách/danh mục sản phẩm thông qua thanh tìm kiếm hoặc bằng cách chọn danh mục trên menu điều hướng. Bạn không nên để quá nhiều sản phẩm trên một trang, nó sẽ làm khách hàng rối. Bạn nên sắp xếp sản phẩm theo ý khách hàng và dùng thẻ để chia nhỏ sản phẩm.

13. Giới thiệu

Thêm giới thiệu về danh mục sản phẩm giúp tối ưu SEO và tăng thứ hạn cho website của bạn trên các trang tìm kiếm.

14. Hiển thị tình trạng còn hàng

Bạn nên cho khách hàng biết sản phẩm còn hay hết hàng ngay trên trang danh sách sản phẩm. Nếu bạn làm như vậy, khách hàng sẽ không bị thất vọng khi vào trang sản phẩm và thấy sản phẩm đã hết hàng.

15. Chức năng lọc và sắp xếp

Việc thêm chức năng lọc và sắp xếp sẽ giúp khách hàng của bạn tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm dễ dàng hơn nhiều.

16. Làm nổi bật sản phẩm

Khách hàng có xu hướng ưa chuộng những sản phẩm đã được nhiều người khác mua hoặc được đánh giá cao.

17. Thêm đánh giá của khách hàng

Điểm đánh giá của khách hàng giúp cho khách truy cập dễ dàng xác định sản phẩm nào được đánh giá cao và cảm thấy tin tưởng hơn.

Danh sách kiểm tra trên Trang sản phẩm

Trang sản phẩm quyết định khách hàng có mua hay không. Đó là nơi khách hàng xem chi tiết sản phẩm sau khi chọn từ trang danh mục.

18. Làm nổi bật Nút “Mua ngay” và “Thêm vào giỏ”

Hãy làm cho nút “Mua ngay” hoặc “Thêm vào giỏ” hiển thị rõ ràng. Sử dụng màu sắc đậm và tươi sáng để giúp nút của bạn nổi bật.

19. Làm nổi bật nút “Yêu thích”

Nút “Yêu thích” giúp khách hàng lưu lại những sản phẩm họ muốn mua sau. Nút này không nên nổi bật quá nhiều so với nút “Mua ngay”.

20. Gợi ý mua thêm

Bạn nên gợi ý cho khách hàng những sản phẩm liên quan đến những sản phẩm họ đã mua (ví dụ: những khách hàng mua X thì cũng mua Y). Điều này sẽ giúp bạn tăng doanh số và tạo ra trải nghiệm mua hàng theo sở thích của khách hàng trên trang web của bạn.

21. Mô tả sản phẩm ngắn

Bạn nên viết mô tả sản phẩm ngắn gọn. Khách hàng chỉ đọc mô tả dài khi họ thực sự quan tâm. Nếu bạn có nhiều thông tin về sản phẩm, bạn nên để nút “Xem thêm” dưới mô tả ngắn để khách hàng có thể xem thêm nếu muốn

22. Nhiều ảnh sản phẩm

Hiển thị nhiều hình ảnh thể hiện các góc độ khác nhau của sản phẩm. Thêm tính năng “phóng to” để khách hàng có thể xem kỹ sản phẩm hơn.

23. Video sản phẩm

Video sản phẩm là một cách hay để giới thiệu sản phẩm của bạn trên website. Bạn có thể tự quay video để hướng dẫn và đánh giá sản phẩm của bạn cho khách hàng xem.

24. Thời gian giao hàng ước tính

Hãy cho khách hàng biết khi nào họ sẽ nhận được sản phẩm bằng cách cung cấp thời gian giao hàng ước tính.

25. Tab Thông tin sản phẩm

Sử dụng tab giúp thông tin sản phẩm luôn gọn gàng, ngăn nắp.

26. Đánh giá của khách hàng

Những đánh giá của khách hàng về sản phẩm thường được tìm thấy ở phần dưới cùng của trang sản phẩm. Điều này sẽ giúp khách hàng có thêm thông tin để quyết định mua hàng.

27. Hiển thị tình trạng còn hàng

Bạn nên cho khách hàng biết sản phẩm còn hay hết hàng trên trang sản phẩm. Nếu sản phẩm sắp hết hàng, bạn nên báo cho khách hàng biết để họ mua nhanh hơn.

Danh sách kiểm tra trên Trang giỏ hàng

Sau khi khách hàng đã chọn được sản phẩm muốn mua, họ sẽ xem xét các mặt hàng trong giỏ hàng của mình.

28. Hiển thị tất cả các khoản phí

Phí ẩn là lý do số một dẫn đến việc từ bỏ giỏ hàng. Bạn nên hiển thị rõ về những phí bổ sung (nếu có) trên trang giỏ hàng.

29. Cập nhật các mặt hàng trong giỏ

Cung cấp cho khách hàng tùy chọn cập nhật số lượng hoặc xóa bỏ các sản phẩm không mong muốn khỏi giỏ hàng trước khi thanh toán.

30. Liên kết “Quay lại cửa hàng”

Khách hàng thường muốn xem lại những sản phẩm trong giỏ hàng và có thể quay lại cửa hàng để tìm thêm sản phẩm khác.

31. Upsell

Trang giỏ hàng là cơ hội cuối cùng để bán thêm bất kỳ sản phẩm nào. Bạn nên giới thiệu thêm những sản phẩm liên quan đến những sản phẩm trong giỏ hàng của khách hàng trên trang giỏ hàng. 

32. Tùy chọn giao hàng

Bạn nên cho khách hàng biết các cách giao hàng khác nhau mà bạn có. Khách hàng thường muốn nhận hàng nhanh chóng. Vì vậy, bạn có thể cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh trong ngày với một khoản phí bổ sung.

Danh sách kiểm tra trên Trang thanh toán

Khi khách hàng đã chọn xong các sản phẩm trong giỏ hàng, họ sẽ muốn thanh toán. Đó là lúc trang thanh toán của bạn cần phải tốt.

33. Bỏ menu điều hướng

Bạn nên giữ trang thanh toán đơn giản và không có menu điều hướng để khách hàng không bị phân tâm, tập trung vào việc thanh toán để hoàn tất giao dịch.

34. Chia nhỏ quy trình đặt hàng

Điều này đảm bảo quá trình đặt hàng diễn ra suôn sẻ hơn. Bạn có thể chia quá trình đặt hàng thành 4 giai đoạn sau:

Giỏ hàng

Thông tin giao hàng

Thông tin thanh toán

Xác nhận

35. Nhiều tùy chọn thanh toán

Bạn nên cung cấp cho khách hàng nhiều cách để thanh toán, càng nhiều tùy chọn thì khách hàng thanh toán càng dễ dàng.

36. Huy hiệu tin cậy

Giúp khách hàng yên tâm rằng thông tin của họ được an toàn bằng cách hiển thị chứng chỉ SSL của bạn hoặc bất kỳ huy hiệu bảo mật nào trên trang thanh toán.

Theo dõi các kênh “Cường Hóa Website” trên các nền tảng khác:
tiktok.com/@cuonghoawebsite
fb.com/groups/cuonghoawebsite
youtube.com/@cuonghoawebsite

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận
tin mỗi tuần từ Cường